Cách bắt tay đúng cách: Không phải ai cũng biết!

Cách bắt tay đúng cách: Không phải ai cũng biết!

Bắt tay là một phần của giao tiếp. Có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau hơn. Nhưng cũng có những sơ suất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc. Vậy như thế nào mới là bắt tay đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Mời bạn tham khảo 15 quy tắc dành cho nam giới!

Khi nào nên bắt tay?

Bắt tay là một hành động chào hỏi và thể hiện sự tôn trọng phổ biến trong nhiều nền văn hóa. Nó được thực hiện bằng cách nắm lấy tay của người khác và lắc nhẹ. Bắt tay có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như:

  • Người quen lâu không gặp;
  • Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết;
  • Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách;
  • Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về;
  • Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen;
  • Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên;
  • Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó;
  • Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác;
  • Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác;
  • Khi tặng quà hoặc nhận quà.

Cách bắt tay đúng

Việc bắt tay thường diễn ra sau hoặc cùng với lời chào. Bắt tay bằng tay phải. Người bắt tay phải chủ động, dứt khoát, không nắm quá chặt, không xiết quá mạnh, không lắc quá nhiều, không giữ quá lâu (không được gây ngại cho người bắt tay). Ngược lại không nắm hững hờ, hời hợt. Trong trường hợp bắt tay những người đeo nhẫn, không để họ bị đau bởi cái bắt tay quá nhiệt tình của bạn.

Người được tôn trọng, ưu tiên bao giờ cũng được quyền đưa tay ra bắt tay trước, người ít được tôn trọng ưu tiên mới được đưa tay bắt tay. Người ít được tôn trọng, ưu tiên nên đưa cả hai tay và hơi ngả về phía trước khi bắt tay người khác. Trong trường hợp ngang hàng nhau, khi gặp nhau thường xử sự theo nghi thức sau:

  • Nữ giới được chủ động đưa tay bắt tay với nam giới.
  • Người được giới thiệu chủ động chào và bắt tay người khác.
  • Khi đón khách, hay khi chia tay khách, chủ nhà chủ động đưa tay bắt tay khách để thể hiện sự thịnh tình, mến khách của mình.

Đứng lên khi bắt tay. Khi bắt tay phải nhìn thẳng vào mặt người mình bắt tay (không nhìn đi chỗ khác). Cử chỉ, thái độ phải thể hiện phù hợp với mức độ quan hệ.

Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có chức vụ cao hơn.

Không đứng trên cao chìa tay bắt tay người đứng dưới, trừ trường hợp cá biệt (người ngồi trên xe tiễn người ở dưới, hoặc trao thưởng cho người đoạt giải đứng trên bục).

Không nên bắt tay chéo nhau, bắt tay qua đầu, qua vai người khác, hoặc dùng cả hai tay bắt với hai người cùng một lúc.

Không cúi lưng hay cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay, không tỏ thái độ khúm núm.

Khi buông tay, không nên nhìn xuống dưới bởi nó được coi là dấu hiệu của sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Hãy nhớ rằng mục đích của bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về một vấn đề gì đó. Vì thế, việc bắt tay và chào hỏi nên được thực hiện bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành nhất.

Bài viết được chúng tôi sưu tầm trên mạng, không rõ tác giả. Nếu bạn biết tác giả bài viết là ai, xin để lại bình luận để chúng tôi cập nhật. Xin cảm ơn!


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *