Năm mới sắp đến mang theo nhiều niềm vui và hạnh phúc cho mọi nhà. Đối với người Việt, dịp đầu năm luôn có phong tục và những điều kiêng kỵ nhất định. Vì thế để có một cái Tết an lành và may măn, thì bạn nên biết những điều kiêng kị sau để tránh nhé!
13 điều kiêng kỵ ngày Tết phải biết!
#1 Không cho lửa đầu năm
Lửa là tượng trưng cho niềm hy vọng, sự may mắn, thành công. Vì vậy mà người ta kiêng cho lửa những ngày đầu năm, bởi đó là cho đi sự may mắn của mình.
Không xin lửa hàng xóm, không nổi lửa nhà mình, chỉ ăn đồ đã làm sẵn còn dư của đêm Giao thừa. Ý nghĩa là đồ ăn trong nhà chẳng lúc nào hết.
#2 Không quét nhà
Theo quan niệm từ nhiều đời nay, thì không nên quét nhà vào ngày mùng một, cũng như những ngày đầu năm, bởi làm như vậy chính là đã quét hết lộc ra khỏi nhà.
#3 Không đổ rác
Từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 4, rác rưởi tượng trưng cho Tài khí, không được vứt bỏ. Qua tới ngày mùng 5 thì Tài khí đó biến thành Cùng khí (nghèo khó), lại một lượt tống đi tất cả.
Không đổ rác để tránh tài lộc phát tiết ra ngoài. Đây là một phong tục khá lâu đời xuất phát từ một truyền thuyết tại Trung Quốc, Truyện kể về một người lái buôn được Thủy thần dành tặng cho một cô người hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ đó, nhà ông trở nên phát tài và giàu có. Cho đến một năm, vào ngày mùng 1 tết, Như Nguyệt sơ ý mắc lỗi nên bị ông chủ đánh đập rất tàn nhẫn. Tủi thân, nàng hóa thành đống rác cạnh cửa ra vào. Lái buôn không biết nên sai người mang rác đổ đi. Từ đấy trở đi, ông ta trở nên nghèo khó.
Chính vì vậy mà người ta cho rằng, không nên đổ rác vào ngày mùng 1 tết, đổ rác vào ngày này thì tài lộc sẽ tan biến hết, gặp nhiều khó khăn.
#4 Kiêng ăn cháo, uống thuốc
Không ăn cháo, không uống thuốc để tránh cả năm bịnh tật, bần hàn. Nên ăn chay sáng mùng 1 với ý nghĩa kiêng sát sinh đầu năm.
#5 Không giặt đồ, không tắm rửa, không múc nước
Dân gian cho rằng linh hồn tổ tiên mấy ngày Tết vương vấn theo người, nếu tắm giặt thì rũ trôi hết cả đi, thế là bất kính với tổ tiên.
Có thuyết nói rằng ngày mùng 1 và mùng 2 là sinh nhật của Thủy thần nên kiêng dùng nước, qua ngày mùng 3 mới trở lại bình thường.
#6 Không dùng dao, kim và các vật nhọn
Bởi “mùng một động dao kéo, quanh năm dính khẩu thiệt”. Đêm Giao thừa, trong bếp không nên treo hành, tỏi, ớt vì các loại thực vật này hút khí âm, ngược với ý nghĩa chiêu tài khí, hỉ khí.
Các đồ dao kéo không nên treo trên tường mà cất vào tủ hoặc ngăn kéo.
#7 Không đòi nợ, không vay tiền
“Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, từ xưa tới nay, mọi người vẫn luôn kiêng kỵ việc đi vay tiền, cho mượn tiền hay đòi nợ vào đầu năm hay ngày mùng 1 hàng tháng. Bởi họ cho rằng, những việc làm này sẽ là điềm báo cho việc túng thiếu tiền cả năm.
Người cho vay tiền đầu năm, đầu tháng sẽ khiến tiền bạc của mình phân tán, mất lộc, cả năm không giữ được tiền, tới khi đi đòi nợ mãi không được còn có nguy cơ mất trắng, thậm chí còn dễ gây mất hòa khí.
Người đi vay tiền đầu năm, đầu tháng thì cả năm nai lưng trả nợ, có thể sẽ phải vay thêm nặng lại, nợ chồng nợ, ngày càng chất chồng, không thể trả hết được.
Ngoài ra, việc trả tiền nợ vào những ngày này giống như đem lộc ra khỏi nhà vậy, nghèo sẽ mãi nghèo.
#8 Kiêng tranh cãi, bất hòa; không đánh mắng trẻ con
Vào dịp Tết cổ truyền, ai cũng vui vẻ, chan hòa tạo nên một không khí gần gũi, ấm áp. Dù có chuyện gì mọi người nên cố gắng giữ hòa khí, không tranh cãi gắt gỏng để có một năm hòa thuận, yên ấm.
#9 Không mặc đồ màu đen, trắng và xanh
Đại để các màu nhạt, ngược với tài khí, hỉ khí. Màu đen, trắng lại là màu tang phục, nên kỵ.
#10 Tránh làm vỡ chén bát
Nếu chẳng may làm vỡ đồ (toái) thì thầm niệm “tuế tuế bình an” vì “tuế” hài âm với “toái”, biến thành câu chúc tụng.
Người Việt thường rất kiêng kị việc làm vỡ các đồ dùng như chén, bát, đĩa, gương bởi đây là điềm báo xấu cho sự chia ly, đổ vỡ.
#11 Tránh nói các chữ xui xẻo
Người Việt thường có câu nói “mất giông cả năm” ý chỉ những việc làm không tốt trong ngày đầu xuân sẽ làm ảnh hưởng đến cả năm đó.
Vì thế trong những ngày này, bạn nên chú ý đến lời nói của mình, chỉ nói những điều hay ý đẹp, dùng từ ngữ dễ chịu vui trẻ, tránh nói điều xui, điều giở không chỉ khiến bản thân đen đủi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh
#12 Dán chữ Phúc ngược ngoài cửa
Chữ Phúc ngược tức “Phúc đảo”, hài âm “Phúc đáo”. Nhiều người không hiểu chuyện, dán chữ này phía ngoài, thế là Phúc chỉ tới cửa là dừng lại mà không vô trong nhà. Đúng ra thì ngoài cửa dán chữ Phúc để chiêu phúc tới, rồi trong nhà mới dán chữ Phúc ngược.
Theo dân gian tương truyền rằng, hoàng đế dưới thời nhà Minh (1368–1644) chiếu lệnh cho mọi gia đình phải dán chữ “Phúc” lên cửa nhà để đón Tết Âm lịch. Vào ngày đầu tiên của năm mới, hoàng đế cử lính đến từng nhà kiểm tra. Quân lính phát hiện một gia đình không biết chữ đã dán ngược chữ Phúc.
Hoàng đế xử tội chết cho cả gia đình này, song hoàng hậu lúc này nhanh trí giải thích rằng: Nhà đó biết hôm nay ngài đến thăm, nên cố ý mang chữ phúc dán ngược (tức là “phúc đảo”), chữ “đảo” trong tiếng Hán đồng âm với chữ “đáo”, mà “phúc đáo” có nghĩa là “phúc đến”. Chữ treo ngược trở thành “Phúc đáo”, nghĩa là phúc đến nhà.
Lời giải hợp tình hợp ý của hoàng hậu khiến nhà vua đổi ý, thả tự do cho gia đình trên. Từ đó, mọi người dân Trung Quốc đều treo chữ Phúc ngược, vừa để đón hạnh phúc đến nhà, vừa để ghi nhớ lòng từ bi của hoàng hậu.
Ngoài ra, trong nhà dán chữ hoặc câu đối thì lưu ý tránh chữ “Xuân” ở cổng hoặc phòng ngủ vì chỉ có thanh lâu mới dùng chữ này. Dán tức là chiêu đào hoa vào nhà he he chỉ nên dán ở cửa sổ hoặc cửa hậu (nếu có).
#13 Ngày mùng 1 kiêng đánh thức người đang ngủ
Đồng thời kiêng ngủ quá trưa vì lười biếng thì sự nghiệp bất lợi.
Leave a Reply