Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng.
Phong tục Việt Nam ta, với tích cá chép vượt Long môn hóa rồng, nên cúng Táo quân thường có cá chép, với hàm ý cá chép hóa thành rồng đưa Táo quân về trời. Bắc Nam phong tục khác nhau, có nơi dùng đôi (hoặc ba) con cá chép sống. cúng rồi phóng sinh; có nơi dùng giấy cắt thành hình cá chép, cúng rồi hóa cùng vàng mã.
Trung Quốc thì không có tục cúng cá chép, mà tín ngưỡng quy rằng Táo quân cưỡi ngựa. Bởi vậy cúng Táo thường có ngựa giấy hoặc tấm bùa có hình ngựa. Lại thường cúng thêm đậu hoặc rơm để làm lương nuôi ngựa, cùng ngọn roi (túm lá mía – coi bài năm ngoái) để Táo quân thúc ngựa bay nhanh về trời. Gia đình người Hoa trong nam (và một số người Việt) hay cúng Táo theo cách này.
Lại có một tục khác là thay cá chép, ngựa giấy bằng gà, gọi con gà cúng đó là ngựa. Khi bày gà cúng thì đôi cánh buộc giáp ra sau lưng hàm ý thăng thiên. Sau khi cúng xong, chủ tế hô một chữ “lĩnh” rồi rưới rượu cúng lên đầu gà. Nếu đầu gà phát ra âm thanh như tiếng vỗ cánh tức là Táo quân đã nhận lễ. Nếu bất động thì lại rót rượu cho kỳ phát ra âm thanh mới thôi
Leave a Reply